19 Tháng 5 2024

Hòa chung trong không khí tưng bừng của ngày đại lễ đang đến gần, ngày 05/11/2022 trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ tổ chức buổi gặp mặt đại diện cựu học sinh các khóa từ 1962 đến nay. Cuộc gặp mặt được tổ chức nhằm  thông báo tiến độ kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) và 60 năm thành lập trường (1961-2022); thống nhất vận động quyên hiến tư liệu, kỷ vật, hình ảnh và hỗ trợ một số hoạt động cho chương trình kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

Nhà trường được đón tiếp các cựu học sinh từ những thế hệ đầu tiên: Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lò Xuân Luyện, nguyên Giám đốc Sở Y tế  Điện Biên (học sinh khóa 1, niên khoá 1962-1965); Ông Phạm Đức Hiển - nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Trưởng Ban liên lạc cựu học sinh nhà trường (học sinh niên khoá 1973-1976); Nhà giáo ưu tú Lê Văn Quý - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên (niên khoá 1976-1979); Ông Lường Văn Xuyên- Giám đốc Đài phát thanh truyền hình tỉnh Điện Biên (niên khoá 1983-1986); Ông Phan Văn Kỷ - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên (niên khoá 1985-1988); Ông Trịnh Hoàng Thắng - Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ (niên khoá 1995-1998)... và nhiều cựu học sinh các khoá về dự đông đủ. Về phía nhà trường, các đồng chí trong Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, Tổ trưởng, Tổ phó các tổ chuyên môn và văn phòng có mặt đầy đủ và đón tiếp các cựu học sinh với tình cảm nồng thắm, trân trọng nhất.

2

Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lò Xuân Luyện, nguyên Giám đốc Sở Y tế  Điện Biên (học sinh khóa 1, niên khoá 1962-1965) trao tặng những bức ảnh của thầy cô và học sinh khóa 1                    

Thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, đồng chí Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng bộ- Hiệu trưởng nhà trường thông báo tiến độ kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam và 60 năm thành lập trường (1962-2022); kết quả vận động quyên hiến tư liệu, kỷ vật, hình ảnh và hỗ trợ một số hoạt động cho chương trình kỷ niệm 60 năm thành lập trường; mong muốn các thế hệ cựu học sinh góp ý kiến cho công tác tổ chức, ủng hộ các hoạt động, chương trình kỷ niệm và ngày Hội trường.

3

Trong buổi gặp mặt ấm áp này, nhà trường đã nhận được những ý kiến đóng góp chân tình, tâm huyết cho công tác tổ chức buổi lễ; đón tiếp thầy cô từ miền xuôi lên thăm lại trường và dự hội trường;… Nhà trường nhận được sự ủng hộ về vật chất từ cựu học sinh các khoá để hỗ trợ tổ chức các hoạt động. Đó là động lực to lớn để tập thể sư phạm nhà trường, các em học sinh hiện tại tiếp tục chuẩn bị chu đáo các công việc, tiến tới tổ chức lễ kỷ niệm thật sự trang trọng, ý nghĩa, ngày Hội trường thắm tình thầy trò sau bao năm xa cách.

4

4

4

Không khí  ngập tràn niềm vui và hạnh phúc của ngày trở về mái trường xưa đang được lan tỏa. Sự trở về, sự kết nối, chung tay và đồng hành của các cựu học sinh là minh chứng khẳng định các giá trị cốt lõi của trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, đó là: Truyền thống; Nhân văn; Trí tuệ; Sáng tạo; Tự tôn và Trách nhiệm. Chúng ta cùng hẹn ngày 16,17/11/2022 trong Lễ kỷ niệm 60 năm của mái trường thân yêu để cùng kết nối, sẻ chia, hội ngộ trong niềm hân hoan, tự hào, ngập tràn tình thầy trò sau bao nhiêu năm xa cách với những kỷ niệm không bao giờ phai

 “Về hội trường ta gặp lại nhau đi;

Về mảnh đất quờ tay cũng chạm vào kỷ niệm”.

      

  Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi gặp mặt./.

4

4

4

4

4

4

Kim Thuý Nga - Tổ Toán

Chủ nhật, 23 Tháng 10 2022 22:20

TA SẼ VỀ

                                                              Đỗ Văn Di – Cựu giáo viên trường THPT

                                    Thành phố Điện Biên Phủ

 

Năm ấy trắng mùa Ban
Giao thông hào như cung thần bất tử
Ào ào xông lên! Điện Biên giải phóng!
Tự do rồi! Tự do rồi! Mường ơi!

1. KHOA 162 65

Từ dây thép gai giặc Pháp phơi đầy
Mọc lên ngôi trường em thơ đi học
Đất mới mầm non cây mọc thẳng
Trời xanh chim sải cánh bay xa

5. khoa5 66 70 2

Như dòng sông gạn đục khơi trong
Có trò ngoan có trò phạm lỗi...
Thầy dạy chúng tôi đâu bằng công thức
Bằng tình thương như ngọn lửa đêm đông

006

60 năm rồi ư!
Mái đầu thầy cô đã bạc
Bạn bè ta tóc cũng không còn xanh
Chỉ mái trường thôi mùa xuân bất tận

14. Khoa 14 lop 10A 75 78

60 năm nơi ấy ta trở về
"Nhất quỉ nhì ma" vẫn trọng thầy thương bạn
Thời đánh Mỹ vẫn can trường bám lớp...
Nhật ký còn đây mực tím ước mơ!

15. Khoa 15 10C 76 79

Ta sẽ về theo tiếng gọi trái tim
Điện Biên ơi tình thân thương nhất
Dẫu đến phương nào bay cao bay xa
Nguồn cội từ đây chúng tôi khôn lớn

18. khoa 18 79 82

60 năm và mãi mãi
Công ơn thầy cô tạc dạ người ơi!

Biên Phủ, 29/10/2022

Nhằm thúc đẩy phong trào văn nghệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động văn hoá, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện; duy trì và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập tốt trong Thanh thiếu niên trường học, từ ngày 12/10 đến 14/10/2022 vừa qua Sở GDĐT Điện Biên đã tổ chức Hội thi “Giai điệu Tuổi hồng” học sinh phổ thông tỉnh Điện Biên lần thứ VI, năm 2022. Đoàn học sinh tham dự Hội thi “Giai điệu Tuổi hồng” lần thứ VI năm 2022 của trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, do Nhà giáo Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo nội dung và nghệ thuật, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đạt giải Nhì toàn đoàn trên tổng số 33 đoàn tham gia Hội thi, với 5/5 tiết mục dự thi đều đạt giải A và B. Đặc biệt, nhà trường là đơn vị duy nhất có số lượng nhiều nhất các tiết mục xuất sắc tham gia trong đêm công diễn.

1

Tự hào đến từ ngôi trường với 60 năm truyền thống xây dựng và trưởng thành, đoàn diễn viên không chuyên - học sinh Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ  đã mang đến Hội thi những lời ca, điệu múa với ý nghĩa "Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quý hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình". Chương trình ca múa nhạc với chủ đề "Thênh thang đường mới" đã đem lại cho Hội thi, Ban giám khảo và khán giả những ấn tượng bất ngờ. Ấn tượng bởi chương trình nghệ thuật mang tính tổng thể đa dạng chuyên nghiệp, được học sinh (các nghệ sĩ nghiệp dư) biểu diễn, đặc biệt được lên kịch bản và luyện tập trong thời gian tròn một tháng (thành lập đoàn diễn viên từ ngày 12/9/2022, biểu diễn vào ngày 12/10/ 2022). Thời gian gấp rút, học sinh thiếu kinh nghiệm biểu diễn, học sinh vừa luyện tập vừa  phải đảm bảo các hoạt động học tập…, song đội văn nghệ của nhà trường được Ban Giám hiệu chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện; sự ủng hộ nhiệt tình từ Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, sự ủng hộ vô điều kiện từ các gia đình học sinh; sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô phụ trách cùng các thầy cô là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đã tạo nên sức mạnh đoàn kết và đam mê âm nhạc được lan tỏa.

2

Mở đầu chương trình là ca khúc “Tôi tự hào là tương lai Việt Nam” của tác giả Hoàng Hồng Ngọc, là thông điệp thể hiện niềm tự hào và nhiệt huyết tuổi trẻ Việt Nam, tuổi trẻ trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ. Tiết mục đã giành giải B, góp phần tạo nên không khí hào hùng của Hội thi.

2

Tiết mục tốp ca “Thênh thang đường mới”, tác giả Hồ Hữu Thới đã xuất sắc giành giải A, phần trình diễn của các em học sinh đã mang tới cho khán giả cũng như ban giám khảo ấn tượng sâu sắc bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời ca hào hùng với phần vũ điệu khỏe khoắn, tươi mới và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả Điện Biên trong đêm công diễn.

2

Thông qua ca khúc "Em đi gieo mùa xuân đất nước" của nhạc sĩ Đặng Hoàng Long, nữ sinh dân tộc Mông Sùng Thị Y Na muốn gửi đến tất cả các thầy cô giáo tình cảm, sự tri ân sâu sắc. Bằng giọng ca khỏe khoắn dễ thương; Y Na trình bày ca khúc với mong muốn đây là món quà tinh thần, sự tri ân sâu sắc mà em muốn gửi tới các thầy cô giáo. Tiết mục được ban giám khảo xếp loại B với nội dung đơn ca.

2

Nếu hai ca khúc tốp ca thành công trong sự phối hợp tinh tế giữa lời ca, giai điệu và vũ đạo múa, thì điệu múa dân gian “Nét quê” do các học sinh Trường THPT thành phố biểu diễn lại được ví như một bài thơ, khắc họa sinh động đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của làng quê Việt Nam. Tiết mục dẫn dắt khán giả từ nét bình dị mộc mạc từ làng quê truyền thống đến nét quê yên bình song cũng đang phát triển mạnh mẽ. Dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa dân gian đặc sắc tiêu biểu của các dân tộc, vùng miền nên tiết mục múa đã xứng đáng được trao giải B của Hội thi.

2

Độc tấu sáo “Tiếng rừng” - sáng tác Trần Trung đã xuất sắc giành giải B trong Hội thi, đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc khẳng định sự đa tài của học sinh ngôi trường mang tên Thành phố Điện Biên Phủ. Thổi sáo là đam mê của em, em tự hào vì góp phần nhỏ bé của mình để bảo tổn và gìn giữ âm hưởng dân tộc bay xa hơn nữa.

Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia Hội thi, chương trình văn nghệ được biểu diễn báo cáo kết quả Hội thi trước toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; Ban đại diện phụ huynh của 33 lớp và hơn 1.200 học sinh của nhà trường. Chương trình đã thực sự chạm đến trái tim của thầy cô, cha mẹ và bạn bè.  Hội thi Giai điệu Tuổi hồng năm 2022 đã khép lại với bao kí ức, những trải nghiệm thú vị của các em trong đoàn diễn viên của nhà trường tham gia Hội thi, là ấn tượng sâu sắc, cảm xúc của khán giả qua các phần biểu diễn tràn đầy sức trẻ và nhiệt huyết.

2

Cảm ơn Ban tổ chức Hội thi Giai điệu Tuổi hồng năm 2022 đã tạo ra một sân chơi âm nhạc, nơi học sinh được giao lưu, học hỏi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các nhà trường; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cho học sinh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh.

Dưới đây là chùm ảnh báo cáo Chương trình ca múa nhạc với chủ đề "Thênh thang đường mới" tham gia Hội thi Giai điệu Tuổi hồng lần thứ VI năm 2022 của trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ.

2

2

2

2

Nguyễn Thị Thu Cúc – Tổ Ngoại ngữ Thể dục

Thực hiện kế hoạch số 1962/KH-SGDĐT ngày 27/9/2022 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Điện Biên Phủ về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022, trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức các hoạt động trong Tuần lễ với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch Covid-19”.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng vì “Chuyển đổi số trong giáo dục là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường học tập thuận tiện nhất.” (Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ)

Tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời năm 2022 nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập của thầy cô và học sinh trong trường, giúp nâng cao nhận thức của các em học sinh về vai trò của chuyển đổi số với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia của các cấp chính quyền, các nghành, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ nhằm đa dạng hoá các kênh và công cụ học tập, đáp ứng nhu cầu học tập, đặc biệt sau đại dịch Covid-19.

Trong thời gian tổ chức Tuần lễ, ngày từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 10/10/2022 trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức các hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. Cụ thể, trường đã tổ chức các lớp hướng dẫn về kĩ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả cho học sinh tại các lớp học.

1

Tổ chức tập huấn hướng dẫn kĩ năng tìm kiếm, khai thác sử dụng thông tin trên mạng internet cho học sinh tại lớp

Giáo viên chủ nhiệm xây dựng chương trình và giáo dục về kĩ năng sống, các kĩ năng sử dụng công nghệ hiện đại trong học tập và trong cuộc sống cho học sinh vào giờ sinh hoạt lớp.

2

Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng sử dụng công nghệ hiện đại trong giờ sinh hoạt lớp

Các lớp tích cực thực hiện phong trào xây dựng “tủ sách lớp học”; học sinh hứng thú khi sử dụng thư viện mở của trường để trao đổi sách, tài liệu học tập; chia sẻ kinh nghiệm đọc sách để việc học tập đạt kết quả cao hơn.

3

Học sinh xây dựng “Tủ sách lớp học” trong lớp

4

Học sinh sử dụng thư viện mở trong trường

Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham quan và đọc sách tại nơi UBND thành phố Điện Biên Phủ phối hợp với thư viện tỉnh Điện Biên triển lãm sách tại các đơn vị trường sau giờ học.

5

Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời vào sáng 1/10/2022 tại trường THCS Tân Bình

6

 Học sinh tham gia không gian sách tại trường THCS Thanh Bình

7

 Học sinh đọc sách, sử dụng internet trên xe ô tô lưu động đa phương tiện

Ngoài ra, nhà trường còn phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Cổng thông tin điện tử của trường, trên các trang mạng xã hội về tầm quan trọng, vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời. Khuyến khích giáo viên và học sinh tham gia các diễn đàn, giao lưu, chia sẻ về sách, văn hoá đọc, nghiên cứu khoa học...

Các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022 tại trường đã phát triển văn hoá đọc, thói quen đọc không giới hạn trong khuôn khổ không gian, thời gian nhất định, mà mở rộng ở mọi lúc, mọi nơi; xây dựng ý thức và năng lực tự học, học suốt đời của thầy cô và học sinh trong trường. Qua đó giúp cho mỗi người dân nhận thấy rằng: Việc học tập suốt đời là rất quan trọng, nhờ học tập liên tục mà chúng ta tiếp thu được tri thức mới, tạo cơ hội cho tất cả mọi người thích ứng với những thách thức, thay đổi của thời đại mới.

Một số hình ảnh trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.

8

8

8

8

8

8

8

8

                                  Kim Thúy Nga – Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

Thứ ba, 11 Tháng 10 2022 15:58

VỀ GẶP NHAU ĐI

VỀ GẶP NHAU ĐI

(Viết cho ngày hội trường)

 

Tháng 11 này về gặp lại nhau đi

Ở đất Điện Biên lẫy lừng chiến thắng

Về gặp lại một thời hoa nắng

Bãi cát bờ ngô gió vật vã cồn cào

Hàng tếch lưng đồi yên lặng đến nôn nao

Nghiêng mắt lá ngắm trời thu xanh thẳm

Lũ tóc ngắn hồi đó hay trốn học

Chẳng biết giờ đây ở những góc trời nào

2. Khoa2 63 66

Về thăm trường ta gặp lại nhau đi

Gặp lại hanh hao nắng tháng tư tháng sáu

Trái ổi trái me bứt rứt trong túi áo

Cả nhóm tụm đầu bên nhúm nhót xanh

Về gặp lại thời giấu sách sau lưng

Chỉ đợi hết giờ, kéo nhau ra sân bóng

Giữ mùa hè trên tóc vàng cháy nắng

Lộc ngộc cười, khét lẹt mồ hôi

5. khoa5 66 70 2

Ta hẹn về Điện Biên gặp nhau đi

Để sống lại tuổi trăng rằm mười sáu

Sống lại những ước mơ nung nấu

Mùa phượng hồng thức học thâu đêm

Tiếng ve râm ran báo hiệu mùa thi

Tiếng trống trường ngậm ngùi giờ tiễn biệt

Trang lưu bút viết vội vào cuốn sách

Tiếng nô đùa gửi lại dãy nhà A

18. khoa 18 79 82

Mấy chục năm trời bạn bè chia xa

Hãy về đi, mình vào chung một lớp

Để lớp trưởng điểm danh như mỗi tiết

Và lại nghe ấm áp giọng cô thầy

Về hội trường ta gặp lại nhau đi

Về mảnh đất quờ tay cũng chạm vào kỉ niệm

Dẫu cuộc sổng thảnh thơi hay chật chội

Về thăm trường, tâm cảm sẽ an yên

Về với nhau đi, về với đất Điện Biên!

Nguyễn Ngọc Bảo – Giáo viên trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2022 14:59

CÓ MỘT NGƯỜI THẦY NHƯ THẾ!

          Là học sinh của trường cấp III Điện Biên, khóa 1973-1976, tôi học ở lớp thầy Lê Hữu Thoại làm giáo viên chủ nhiệm hai năm và dạy môn sinh trong suốt  ba năm. Gần nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng tôi nhớ mãi hình dáng nhỏ nhắn thư sinh, giọng nhỏ nhẹ không còn “ đặc sệt” chất Nghệ- Tĩnh mà rất vang, rất sáng của Thầy. Mặc dù là một giáo viên trẻ mới ra trường được vài ba năm nhưng ở Thầy vẫn toát lên phong cách chững chạc, điềm đạm mà lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi phải nể sợ. Thầy đã dạy chúng tôi về AND, biến đổi gen rắc rối… của sinh học hiện đại một cách khúc chiết, dễ hiểu. Thầy luôn yêu cầu học sinh phải dùng kiến thức đã học vào việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trong gia đình, giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống như máu không đông, hoặc các bệnh về di truyền.. Thầy đã dẫn cả lớp chúng tôi đi xe đạp xuống tận trại lợn của HTX xã Noọng Luống để nghe cán bộ kĩ thuật của Trại nói về quy trình lai tạo, chọn giống  trong chăn nuôi…

1

Các thầy (từ trái qua phải): Lê Hữu Thoại, Nguyễn Tiến Tăng, Phạm Thanh Tuấn, Trần Ngọc Cương và Nguyễn Song Bình

          Là giáo viên chủ nhiệm, Thầy không quản ngại khó khăn đến gia đình gặp gỡ phụ huynh trao đổi về việc giáo dục con em mình, thường xuyên quan tâm, nhắc nhở học sinh giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở trong lớp bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.. Tôi còn nhớ mãi buổi lao động buộc dứng, trát vách giúp cho gia đình một bạn nam nhà ở rất xa trong lớp do Thầy tổ chức..

Tôi có may mắn, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm lại được về dạy ở trường cũ, khi Thầy đang làm Phó Hiệu trưởng. Năm 1981 sau khi được bổ nhiệm Hiệu trưởng, Thầy đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong công tác giảng dạy, giáo dục cũng như nề nếp làm việc của trường cấp III Điện biên lúc bấy giờ như tách môn Văn, Toán ra thành tổ chuyên môn riêng, không để gộp chung tổ Xã hội và tổ Tự nhiên kém hiệu quả như trước; chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng việc giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn; tăng cường dự giờ, thăm lớp, bồi dưỡng, kèm cặp giáo viên yếu kém hoặc mới ra trường; chấn chỉnh cung cách làm việc trì trệ, luộm thuộm…trước đó của bộ phận hành chính, phục vụ; xây dựng nề nếp làm việc khoa học, đúng giờ có tính kế hoạch cao cho cán bộ nhân viên giáo viên của trường….

          Thầy là một trong số những Hiệu trưởng hiếm hoi lúc bấy giờ rất chú trọng xây dựng môi trường sư phạm và cảnh quan của trường. Thầy đã cho trồng hàng trăm cây nhãn trong khuôn viên nhà trường vừa để tạo bóng mát vừa bán quả lấy tiền gây quỹ phúc lợi của cơ quan. Vào những năm 1987-1992, khi nhãn ở Điện Biên rất được giá, Hiệu trưởng đã quyết định bán quyền thu hoạch toàn bộ số nhãn của trường trong 5 năm liền, được một số tiền lớn, đủ may cho mỗi CBGV nam mỗi người một bộ comple,một đôi giầy da; nữ một bộ đờmi và một áo dài, do thầy Phạm Văn Tâm, phó Hiệu trưởng trực tiếp cầm tiền đi đặt may ở Hà Nội. Chúng tôi không thể nào quên cảm giác vui sướng khi lần đầu tiên trong đời toàn trường được mặc áo dài hoặc comple đồng phục trọn bộ được may từ tiền bán nhãn ấy vào đúng lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường. Không chỉ chúng tôi vui, hãnh diện, ngắm mình, ngắm nhau mà hình ảnh đẹp ấy được học trò chia sẻ, lan tỏa khiến dân tình Điện Biên ngày ấy xôn xao, lan truyền, ngưỡng mộ… như một “ tin nóng”…Đối với chúng ta bây giờ việc may một bộ comple với nam hoặc may một cái áo dài đối với nữ là việc quá nhỏ. Nhưng với thế hệ các thầy cô giáo ở thập niên 80 bộn bề khó khăn nếu không tự trồng rau, nuôi gà tăng gia thêm, mấy đồng lương giáo viên eo hẹp chỉ đủ sống tằn tiện không quá 20 ngày thì hình như không ai dám nghĩ đến việc may đồng phục comple, áo dài cho cả cơ quan. Và không phải thủ trưởng của cơ quan nào dù có dư điều kiện về tài lực hơn trường cũng làm được điều đó. Một số tấm ảnh chụp trong khoảng thời gian từ 1988-1995 còn lưu lại đến bây giờ có nhiều ảnh các thầy cô giáo của trường mặc comple và áo dài cùng màu được may từ những đồng tiền bán nhãn quý giá đó. Rất tiếc là do số lớp, số học sinh tăng lên nhiều qua mỗi năm, những cây nhãn sum suê, xanh tốt ngày ấy đã dần bị chặt bỏ để lấy đất xây dựng thêm phòng học, nhà làm việc nên bây giờ đã không còn nữa. Việc này đã được thầy giáo Nguyễn Tiến Tăng nhắc đến trong bài viết “ Tản mạn Trường ta” đăng trên kỷ yếu kỷ niệm 50 năm thành lập Trường từ 10 năm trước.

          Điều mà chúng tôi quý nhất ở Hiệu trưởng của mình không chỉ là sự toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp xây dựng nhà trường mà còn ở cách sống giản dị, quan tâm chăm lo giúp đỡ, dìu dắt cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Bố mẹ, vợ con ở quê tận trong Hà Tĩnh, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, Thầy chỉ về thăm gia đình mỗi năm được một đôi lần vào dịp hè, tết. Ngoài thời gian làm việc, họp hành, thầy sống chan hòa cùng anh chị em giáo viên ở khu tập thể. Ở đầu căn phòng nhỏ của Thầy trồng một dàn hoa giấy rất đẹp và một cây xoài trĩu quả. Đến mùa xoài chín, Thầy thường để dành những quả xoài chín thơm phức gửi cho các cháu nhỏ con các cô giáo của trường…Không bao giờ quên hình ảnh quen thuộc của Thầy, hàng ngày đi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ từ lớn đến nhỏ trong trường. Chúng tôi thường nói nửa đùa nửa thật một cái dây tơ hồng ( một loại tầm gửi có hại) nhỏ xíu  học sinh nào đó nghịch ngợm vứt lên cây nhãn cũng không lọt qua mắt thầy Hiệu trưởng!

Năm 1992, thầy được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Giáo dục thị xã Điện Biên Phủ. Sang môi trường công tác mới, dù vẫn trong ngành giáo dục song là cơ quan quản lý nhà nước chứ không còn  là đơn vị sự nghiệp như ở trường nữa. Phòng mới thành lập, chức năng nhiệm vụ mới, cơ chế quản lý mới, người xung quanh Thầy có cả cũ, cả mới, các “ mối quan hệ” cũng mới… Có lẽ vì thế  mà tình người, lòng người cũng đổi thay theo, trong lúc giao thời “ trắng đen chưa tỏ” mà Thầy  không lường trước, không ngờ tới để những năm tháng trước khi nghỉ hưu kết thúc như một nốt trầm buồn…Nhưng dù thế nào thì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển nhà trường trong hơn 20 năm của Thầy là không thể phủ nhận. 

          Tháng 7 năm 2019, khi nghe tin Thầy bệnh trọng, đồng nghiệp Nguyễn Tiến Tăng đã lái xe vượt cả ngàn cây số cùng  thầy Phạm Thanh Tuấn, Đỗ Khắc Phượng (đồng nghiệp và học sinh cũ ở trường) về Hà Tĩnh thăm Thầy.  Đồng nghiệp Nguyễn Tiến Tăng kể lại: Bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của mấy anh em, dù rất yếu mệt nhưng Thầy vẫn cố tỏ ra mạnh mẽ, lạc quan nói “Cậu Tăng và anh em vào thăm, anh vui,  khỏe lên sẽ sống thêm vài năm nữa…”Suốt chặng đường Hải Phòng- Hà Tĩnh, Hà Tĩnh – Hải Phòng mấy người ngồi trên xe chỉ ôn lại những chuyện về Thầy, về “ trường ta” mà khi chia tay vẫn không hết chuyện …Tất cả câu chuyện đều xoay quanh những kỉ niệm đẹp về Thầy- người anh, người thầy được đồng nghiệp và học sinh yêu quý. 

          Mới đó  mà Thầy đã đi về miền xa thẳm hơn cả ngàn ngày. Nhớ lại ngay sau khi nghe tin thầy mất, tôi cùng cô giáo Nguyễn Thị Hà và cô Nguyễn Thị Phương (kế toán của nhà trường từ 1985-2008 ) đã về làng quê nghèo vùng bán sơn địa ở huyện Hương khê, tỉnh Hà Tĩnh để tiễn đưa Thầy về nơi an nghỉ cuối cùng. Đứng trước di ảnh của Thầy mấy chị em chúng tôi không khỏi xót xa thương Thầy cả một đời xa gia đình, người thân, cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giáo dục ở một tỉnh miền núi xa xôi nơi cuối trời Tây bắc, những ngày cuối đời ốm đau bệnh tật ở nơi quê nhà xa xôi, không có đồng nghiệp, bạn bè, học sinh cũ động viên chia sẻ…

Nhân dịp, trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ kỉ niệm 60 năm thành lập, xin được phác họa đôi nét chân dung của Thầy để các thế hệ sau được biết và ghi nhớ công lao của một trong những cựu Hiệu trưởng có Tâm, có Tài, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển nhà trường từ 1971 -1992 bộn bề khó khăn, gian khổ… Mong rằng ở nơi cao xanh Thầy vẫn luôn dõi theo những chặng đường phát triển của ngôi trường mà mình đã góp phần đặt nền móng xây dựng từ cách đây nửa thế kỷ!

Xin gửi đến thầy một nén tâm nhang!

Học sinh: Lê Thị Mai

Trong không khí ấm áp, tưng bừng hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 60 năm thành lập trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ (ngôi trường phổ thông cấp 3 đầu tiên trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng), ngày 05/10/2022, trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ tổ chức buổi tọa đàm với đại biểu các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm tri ân các cựu giáo chức đã và đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, cũng là hoạt động thiết thực chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

1

Các thầy cô chụp ảnh lưu niệm nhân dịp gặp mặt ngày 05/10/2022 

Dự buổi tọa đàm tri ân có các thầy, cô nguyên là cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường qua nhiều thời kỳ; các đồng chí trong Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, Tổ trưởng, Tổ phó các tổ chuyên môn và văn phòng.

Thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, đồng chí Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn, tri ân chân thành và sâu sắc đến các cựu giáo chức, các thầy cô đã chuyển công tác với những đóng góp, cống hiến trong suốt quá trình công tác tại trường. Hiệu trưởng nhà trường vui mừng, phấn khởi báo cáo về những thành tích mà thầy và trò nhà trường đã đạt được và kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường vào tháng 11/2022 sắp tới; mong muốn các thế hệ cán bộ, giáo viên tham quan phòng truyền thống của nhà trường; đóng góp ý kiến cho công tác tổ chức và chương trình kỷ niệm 60 thành lập trường. Mục tiêu hướng đến trong chùm các hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập trường được tổ chức chu đáo, trang trọng, ý nghĩa, ghi nhiều dấu ấn với các thế hệ thầy và trò của ngôi trường 60 năm tuổi.

1

Đồng chí Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường

Dòng đời, dòng thời gian cứ trôi đi nhưng mỗi dịp hội ngộ gặp tất cả đồng nghiệp, mọi người đều dâng trào niềm cảm xúc với những cái bắt tay, cái ôm, nụ cười tỏa nắng, hỏi thăm nhau sức khỏe, công việc, chuyện gia đình, con cái…ríu rít, rôm rả, thân mật, đong đầy yêu thương.

3 1

3 2

Khung cảnh thân mật của buổi tọa đàm

Trong buổi hội ngộ, mọi người nghẹn ngào khi cô Đào Thị Bình kể lại những tháng ngày chiến tranh thầy cô của mình che trở cho học trò ngày trường đi sơ tán, bị trúng bom đạn của giặc (đỉnh điểm là ngày 10 tháng 4 năm 1967),  cảm xúc lắng đọng nghẹn ngào trào dâng tất cả những người trong khán phòng tưởng nhớ thầy Đỗ Đức Bản, cô Nguyễn Thị Hiền; nỗi niềm trăn trở bởi thầy Bản và cô Hiền chưa được ghi tên trong danh sách “Liệt sỹ”. Thầy Đỗ Văn Di đau đáu nỗi niềm xót xa khi “một số học trò thân yêu” đã không tiếc máu xương, tuổi trẻ; gác lại bao ước mơ hoài bão tham gia công cuộc bảo vệ tổ quốc, tham gia hỗ trợ các nước Lào, Cam Pu Chia trong công cuộc bảo vệ tổ quốc đã nằm lại tại chiến trường, nước bạn xa xôi…  

4

Cảm xúc về những kỷ niệm xa xưa về tình đồng nghiệp, tình thầy trò được các thầy cô nhắc tới, thật giản dị, thật ý nghĩa nhưng cũng thật nhiều niềm vui, hạnh phúc. Mới ngày nào còn phấn trắng, bảng đen, bao kỷ niệm về ngày đứng trên bục giảng vui có, buồn có và cả những trăn trở, suy tư…. Mọi người đều muốn gửi lại nơi đây những gì mình đã tâm huyết, cống hiến…. Giờ đây có người nghỉ hưu mái tóc đã ngả màu, người chuyển công tác, chuyển trường, chuyển vùng nhưng trong sâu thẳm trái tim các thầy cô, cán bộ công nhân viên đã từng công tác dưới mái trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ đều có chung một niềm tự hào, một miền ký ức thật đẹp. 

5

Các thế hệ nhà giáo cùng nhau ôn lại quá khứ hào hùng về ngôi trường đã vững bước từ bom đạn đến hòa bình. Trong 60 năm, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương và đất nước. Thành quả của nhà trường được kết tinh từ tình cảm, lương tâm, trách nhiệm, sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ nhà giáo, học trò; sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội.

6

Sự hiện diện của tất cả mọi người trong ngày gặp mặt này là nguồn động lực để cho nhà trường tiếp tục xây dựng và phát triển, những kinh nghiệm, chia sẻ, tâm huyết, cống hiến của thầy cô đi trước đã gửi lại nơi đây dưới mái trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ đã truyền lại cho những thế hệ giáo viên nối tiếp của nhà trường - Những người ở lại sẽ phát huy và hun đúc những giá trị truyền thống vẻ vang của quá khứ, vững bước với sức mạnh và sáng tạo của hiện tại nêu cao tinh thần trách nhiệm, dành tâm huyết, tài trí để vun trồng và xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, lớn mạnh và bền vững.  

Một không khí  ngập tràn niềm vui và hạnh phúc của ngày trở về mái trường xưa đang được lan tỏa. Chúng ta cùng hẹn ngày 16,17/11/2022 trong Lễ kỷ niệm 60 năm của mái trường thân yêu để cùng kết nối, sẻ chia, hội ngộ trong niềm hân hoan, tự hào, ngập tràn tình đồng nghiệp, tình thầy trò sau bao nhiêu năm xa cách với những kỷ niệm không bao giờ phai “Trở về miền ký ức” để “Tiếp nối hành trình khát vọng”.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi giao lưu

7

7

7

7

7

7

7

7

Mai Thị Hoài Châu – Phó Bí thư Đoàn trường

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2022 14:36

LÃO HOA

Tùng tùng tùng....

Mấy phút sau... Tùng tùng tùng, tùng tùng tùng... Tóc loăn xoăn, lơ phơ, mắt hí hí lấp lánh ánh cười, môi thâm sịt, răng trắng nhởn (có lẽ cũng không trắng lắm nhưng vì môi lão thế nên thành ra thế) mà lại sít sìn sịt, áo kẻ mỏng chắc trước cũng trắng sáng nhưng giờ cũng không hẳn là cháo lòng nên chẳng biết gọi là màu gì, tông Lào màu gan gà tiếng quẹt trên mặt đường không rõ bằng tiếng bật của tông vào gót chân....

Giăng Văn Giăng... Tăng Văn Tăng... Lão từ trên đường đi xuống khu tập thể:

- Trống vào hay ra đấy?

- Em chị nghe thẩy chịn tiểng...

Lão cười hiền hậu đi vào phòng (Chả là tôi nghe được giai thoại đánh trống vào đánh trống ra của chị kế toán trường quê miền Trung kiêm đánh trống ca thán, năm thì quy định 3 tiếng vào 6 tiếng ra, năm sau lại ra quy định ngược lại, năm sau lại ngược lại nữa... rối trí, chả biết thế nào khi có người hỏi... thế là: bực mình tôi đánh luôn 9 tiếng cả ra lẫn vào) .

Tăng Văn Tăng- có cái quần nào cho anh mượn lên lớp tý. Vừa nói lão vừa lấy cái quần bò của tôi vắt trên ghế và mặc vào, ra khỏi cửa phòng lại quay vào vớ một quyển vở trong tập vở viết tập làm văn của học sinh cuộn tròn lại cài vào túi hậu quần bò rồi tành tạch từ khu tập thể sang bên trường lên lớp...

Anh

Thầy Nguyễn Viết Hoa – Thầy Nguyễn Tiến Tăng trong dịp hội ngộ cựu giáo chức trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ tại Hà Nội 2022

Hết giờ, về phòng tôi lão bảo: Tăng Văn Tăng – Giăng Văn Giăng! Bọn học sinh nó bảo... Ô thầy Hoa mặc quần của thầy Tăng... Ô giáo án của thầy là quyển tập làm văn...  Tôi đang hý húi cộng điểm tổng kết môn cuối năm, chưa nói gì thì lão lại hỏi:

      - Chú mày làm gì đấy?

      - E làm điểm. Tôi hỏi lại: Anh làm điểm chưa?

- Điểm gì? Sao phải cộng với trừ làm gì cho lâu, cứ chấm bài cho 6-7-8 rồi lại 8-7-6 thế là thành 7 phẩy....

Tôi há hốc mồm và tròn mắt vì cái “phát kiến vĩ đại ấy” và bỗng nhớ ra cái chi tiết cuối truyện Đôi mắt của Nam Cao khi nhân vật Hoàng khen: Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!

Nguyễn Tiến Tăng – Giáo viên Ngữ văn (1987-2001).

Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, nhiệm kỳ 2022-2023 diễn ra trong bối cảnh cả nước khôi phục kinh tế sau đại dịch, thực hiện nhiệm vụ “Vừa phát triển kinh tế, vừa đẩy lùi dịch bệnh”, là thời điểm mà công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ được tăng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đặc biệt hơn nữa, nhiệm kỳ 2022-2023 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ sẽ diễn ra sự kiện quan trọng – kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1962-2022) – một chặng đường gian khó xây đắp lên một truyền thống vẻ vang với nhiều thành tích nổi bật.

1

Đến dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch CĐCS; đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Bí thư Thành đoàn Điện Biên Phủ; đại diện Ban Đại diện hội cha mẹ học sinh nhà trường năm học 2022-2023; đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Mường Thanh, đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công an thành phố Điện Biên Phủ; đại diện các Chi bộ trong Đảng bộ nhà trường và 89 Đoàn viên từ 34 chi đoàn.

Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ nhiệm kỳ 2022-2023 đã đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 2021-2022, trung thực, thẳng thắn trong các tồn tại, hạn chế của nhiệm kỳ 2021-2022; đồng thời xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ nhiệm kỳ 2022-2023.

1

Nhằm ghi nhận và vinh danh những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho phong trào thanh niên trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ cũng như phong trào thanh niên trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đồng chí Mai Thị Hoài Châu – Phó Bí thư Đoàn trường nhiệm kỳ 2021-2022 đã tổ chức trao thưởng, vinh danh những cá nhân và tập thể được các cấp Đoàn khen thưởng, từ đó tạo động lực, động viên ý chí sáng tạo, quyết tâm, sự nhiệt huyết và phát huy năng lực sở trường của các bạn Đoàn viên, Thanh niên trong nhà trường hướng tới những thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao phó, góp phần thành công cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

1

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó Bí thư Đảng bộ, CTCĐCS nhà trường, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Bí thư Thành đoàn Điện Biên Phủ đã gửi tới Đại hội lời chức thành công, chúc cho khối đoàn kết của Đoàn trường luôn vững mạnh và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ 2022-2023. Đồng chí Phó Bí thư Đảng bộ cũng ghi nhận sự thẳng thắn, trung thực của BCH Đoàn trường nhiệm kỳ 2021-2022 khi đã chỉ ra những tồn tại hạn chế trong nhiệm kỳ và đánh giá cao những giải pháp được BCH đưa ra trong nhiệm kỳ mới để khắc phục những tồn tại, hạn chế kể trên trong bản dự thảo báo cáo trình trước đại hội.

Trong không khí làm việc nghiêm túc, phát huy tinh thần dân chủ của Đoàn viên, Đại hội đã tiến hành Bầu Ban chấp hành Đoàn trường Nhiệm kỳ 2022- 2023 gồm 15 đồng chí (trong đó Ban Thường vụ Đoàn trường có 05 đồng chí). Đây là những cán bộ đoàn ưu tú, có tri thức, sức khỏe và đầy đủ kỹ năng trong công tác Đoàn - Hội, cũng là những thanh niên tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của hơn 1200 đoàn viên thanh niên toàn nhà trường.

1

Thay mặt BCH Đoàn trường nhiệm kỳ 2022-2023 phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Thùy Dương – Bí thư Đoàn trường nhiệm kỳ 2022-2023 cảm ơn Đại hội đã tin tưởng tín nhiệm và hứa sẽ quyết tâm thực hiện Nghị quyết của Đại hội và đưa phong trào Đoàn trường ngày một phát triển, lớn mạnh, mang về nhiều thành tích góp phần vào thành công trong thực hiện nhiệm vụ Giáo dục của Đảng và ngành giao phó cho nhà trường, góp phần làm đẹp hơn “Trang sử vàng vẻ vang” của ngôi trường 60 năm tuổi./.

1

1