19 Tháng 3 2024

Nhằm nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia năm 2017, chiều ngày 15/02/2017 trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức chương trình Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy học hướng đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2017”.

Hội thảo nhằm hướng tới mục tiêu: Trao đổi, thảo luận đánh giá thực trạng dạy và học trong nhà trường. Từ đó, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia năm 2017.

Chỉ đạo và tham dự chương trình Hội thảo có đồng chí Thái Đình Huyên: Phó Trưởng phòng GDTrH - Sở GD&ĐT, các đồng chí chuyên viên phụ trách chuyên môn của GDTrH - Sở GD&ĐT, thầy giáo Thạc sĩ Tô Thanh Lâm - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường và các đồng chí cốt cán cấp tỉnh, cùng toàn thể cán bộ, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của nhà trường.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Thái Đình Huyên - Phó Trưởng phòng GDTrH đặc biệt nhấn mạnh điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2017 so với những kỳ thi trước; đồng thời điểm lại những kết quả mà thầy và trò nhà trường đã đạt được trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu, các thầy cô là cốt cán chuyên môn đã phân tích và cùng góp ý, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia năm 2017.

 

- Ý kiến của cô giáo Phạm Thị Hà – Trường THPT thành phố Điện Biên phủ về  "Quản lí việc dạy, ôn tập, ôn thi theo đổi mới thi THPTQG năm 2017":  từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện đều xoay quanh trục phát triển năng lực học sinh; thay đổi hình thức thi cũng chỉ là một cách đánh giá chất lượng học sinh; Học và ôn tập, phụ đạo theo hình thức cuốn chiếu. Mục đích là hệ thống kiến thức được phân định rõ ràng, chính xác, khắc sâu, nhớ lâu. Điều này phù hợp với việc học sinh lựa chọn được đáp án đúng nhất trong các đáp án nhiễu nhiều, ít của hình thức thi trắc nghiệm.

- Ý kiến của cô giáo Nguyễn Lâm Huệ (môn Toán): trước tiên phải dạy học sinh nắm vững và chắc kiến thức cơ bản; tăng cường rèn luyện  kỹ năng làm bài trắc nghiệm; Dành sự quan tâm đặc biệt đến những HS yếu, đầu tư dạy thêm có lựa chọn kiến thức cho những học sinh này.

- Ý kiến của cô giáo Lê Kiều Oanh (môn Ngữ văn): Xây dựng chương trình ôn thi phù hợp đối tượng; Chú trọng công tác quản lý, kiểm tra đôn đốc, đánh giá hiệu quả ôn tập.

- Ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị Thu Cúc (môn Ngoại ngữ): việc biên soạn đề kiểm tra bám sát chương trình và đề minh họa. Biên soạn đề phải phù hợp với dạng bài và phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy.

- Ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị Nhung (môn Lịch sử): Quy trình ôn thi chia theo giai đoạn. Chú ý hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài, chấm, chữa bài, chú ý những câu mà nhiều học sinh trả lời sai.     

- Ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị Huyền (môn Địa lý): với đặc thù của bộ môn phải hướng dẫn học cách khai thác Atlat một cách có hiệu quả. Rèn kỹ năng cho học sinh nhận dạng biểu đồ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu, tính toán. Tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà có những yêu cầu khác nhau, mức độ giao bài khác nhau.

- Ý kiến của cô giáo Lê Thị Hà (môn GDCD): thường xuyên cập nhập thông tin, tình huống có tính thời sự xuất phát từ thực tế. Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, bài tập dạng phân tích, nhận xét, đánh giá các hiện tượng pháp luật trong đời sống thực tiễn.

Qua những ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu tại hội thảo, cùng với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực của nhà trường, chắc chắn sẽ giúp các em học sinh trường THPT TP Điện Biên Phủ trang bị tốt về kiến thức, năng lực và tâm thế trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017, góp phần nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 và những năm tiếp theo./.

                                                   

                                                           Tác giả Nguyễn Thị Hạnh- Tổ ngữ văn

           Trong dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ba cơ quan: Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh Hội thơ Đường luật việt Nam đã đồng tổ chức cuộc hội thảo toàn quốc về nội dung Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam tại Hà Nội, vào ngày 23 tháng 10 năm 2015.

          Hơn 200 đại biểu từ các tỉnh Bắc, Trung, Nam đã về dự họp tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, với sự có mặt của Chủ tịchHội đồng lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

          Trong 45 tham luận gửi tới hội thảo, đã có 10 bản xuất sắc được trình bày trên diễn đàn. Bản tham luận nói về thi pháp của Bác Hồ trong sáng tác thơ Đường luật của tiến sĩ Phạm Thị Xuân Châu, giáo viên trường Trung học Phổ thông Thành phố Điện Biên Phủ được chọn trình bày đầu tiên, đã phân tích làm rõ được những cải biên, phá cách, sáng tạo của Bác Hồ khi vận dụng một thể thơ cổ điển để thể hiện những tư tưởng tình cảm lớn về Tổ quốc và Nhân dân, về Cách mạng và Con người.

          Tác giả Phạm Thị Xuân Châu có phát biểu rằng: Bản tham luận chỉ  xin là một đóng góp nhỏ để tôn vinh thơ Đường luật Việt Nam, tôn vinh thơ Đường luật của Bác Hồ, một di sản quý báu của dân tộc mà ngày nay chúng ta càng cần phải bảo tồn và quảng bá, bởi đây chính là cội nguồn sức mạnh của tinh thần dân tộc mà thế giới ngày nay gọi là: "sức mạnh mềm" của mỗi quốc gia.

          Sau đây là toàn văn nội dung bản tham luận:

Page 1 of 2